Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
165077

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây lúa vụ Chiêm xuân 2023-2024 giai đoạn đẻ nhánh

Ngày 18/03/2024 10:47:03

Trong những ngày vừa qua thời tiết âm u, mưa phùn, trời rét, đêm và sáng có sương mù. Theo dự báo thời tiết của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương thời tiết vào những ngày tới vẫn có mưa phùn, gây bất thuận cho việc bón phân chăm sóc, sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Để đảm bảo năng suất cuối vụ, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết bất thuận gây ra, UBND xã Đồng Thắng khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật như sau:

 1. Công tác chăm sóc:

         - Đối với trà Xuân chính

        Đến nay nhân dân đã bón phân thúc lần 1 xong, cần tập trung giữ nước để lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung.

       + Khi ruộng lúa đẻ đảm bảo đủ số nhánh từ 8-12 dảnh trên khóm thì rút cạn nước hoặc đưa nước ngập sâu từ 7-10 cm trong thời gian từ 7 đến 10 ngày để hạn chế lúa đẻ nhánh lai rai.

       + Những ruộng lúa do bị on chua hoặc chăm sóc không kịp thời đến nay cây còn còi cọc cần khẩn trương bổ sung thêm phân chuồng hoai mục + 2-3kg đạm + 1-2kg kali kết hợp phun phân bón qua lá như Pisomix Y105+Y15 hoặc Polyfeed 5 chim én (liều lượng phun như hướng dẫn ở nhãn mác).

       -Đối với trà Xuân muộn  

       Tranh thủ lúc thời tiết tạnh ráo, nắng ấm cần chắm dặm đảm bảo mật độ đồng thời bón thúc lần 1 kịp thời để lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung và tạo được nhiều nhánh hữu hiệu.

       - Lượng bón cho 1 sào (500m2) như sau:

       + Đối với lúa lai: bón thúc lần 1 từ 5-7 kg đạm + 3-4 kg kali, hoặc bón bằng NPK chuyên dùng như (NPK 12.5.10, NPK 8.6.10, NPK 15.15.15...) từ 25-30 kg;

       + Đối với lúa thuần: bón từ 4-5 kg phân đạm + 2-3 kg kali, hoặc từ 20-25 kg phân NPK chuyên dùng, hoặc kết hợp bón bổ sung phân bón qua lá như Pysomix Y105+Y15 hoặc Polyfeed 5 chim én,...

         2. Công tác phòng trừ sâu, bệnh:

       Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu, bệnh chính gây hại sau:

      - Chuột hại: Gây hại cục bộ ở những diện tích ven làng, cồn bãi,... để diệt trừ chuột hại cần áp dụng các biện pháp sau đây:

005959da8f3bea5edf33ccd1bf69eef9.jpg

       + Phát động nhân dân hưởng ứng ra quân diệt chuột đồng loạt, tập trung với phương châm "nhà nhà diệt chuột, người người diệt chuột"; trong đó tập trung diệt chuột ở các gò, cồn, bờ ao, bãi hoang là nơi có nhiều chuột cư trú.

     + Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch gốc rạ, lúa chét, cỏ bờ ruộng, bờ mương, phát quang bờ bụi, không để hoang hóa, cỏ dại, hạn chế nơi cư trú và sinh sản của chuột.

+ Sử dụng các loại bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt, bẫy hom, bẫy dính,... đặt trên lối đi của chuột và nơi chuột gây hại; đào bắt, hun khói hoặc đổ nước vào hang chuột để chuột chạy ra dùng đơm, đó để bắt (Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng điện để diệt chuột; Đào bắt chuột không làm ảnh hưởng đến các công trình, bờ vùng, bờ thửa)

d2f8ef3a1bbd30cdCapture.jpg

     + Sử dụng các loại thuốc diệt chuột sinh học như: Hicate 0.08AB, Hicat 0,25%, Linh miêu 0.5WP, Gimlect 0.2GB, Antimice 0.006GB...

images.jpg

               - Bệnh nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ):

9bbf05d6c387118d1 (1).jpg

      + Nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh, trước tiên cần rút thay nước khử chua, bón bổ sung từ 15-25 kg vôi bột kết hợp sục bùn sau 2-3 ngày hoặc bón lân super với lượng từ 15-20 kg/sào kết hợp phun các chế phẩm phân bón qua lá có hàm lượng lân, kali cao như: Pisomic Y105 + Y15 hoặc polyfeed 5 chim én,...để kích thích ra rễ, ra lá mới và cứng cây. Sau khi khắc phục được bệnh, thấy cây lúa đã ra lá mới thì tiến hành chăm sóc bình thường (tuyệt đối không được bón đạm khi chưa có lá mới ra).

Ngoài ra còn có một số đối tượng có thể gây hại như: bọ trĩ, ròi đục nõn, đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ... đề nghị bà con cần thường xuyên kiểm tra phát hiện đúng đối tượng để diệt trừ hiệu quả.

      * Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc hóa học để phun phòng trừ sâu, bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

      Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cho cây lúa Chiêm xuân giai đoạn đẻ nhánh. Đề nghị các thôn thông báo, hướng dẫn để nhân dân chăm sóc, bảo vệ cây lúa vụ Chiêm xuân 2023-2024 đạt hiệu quả cao nhất, đề nghị bà con nhân dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời có những biện pháp chăm sóc tốt nhất cho cây lúa phát triển./.

                                                                                                   Hoàng Thi(Sưu tầm) 

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây lúa vụ Chiêm xuân 2023-2024 giai đoạn đẻ nhánh

Đăng lúc: 18/03/2024 10:47:03 (GMT+7)

Trong những ngày vừa qua thời tiết âm u, mưa phùn, trời rét, đêm và sáng có sương mù. Theo dự báo thời tiết của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương thời tiết vào những ngày tới vẫn có mưa phùn, gây bất thuận cho việc bón phân chăm sóc, sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Để đảm bảo năng suất cuối vụ, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết bất thuận gây ra, UBND xã Đồng Thắng khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật như sau:

 1. Công tác chăm sóc:

         - Đối với trà Xuân chính

        Đến nay nhân dân đã bón phân thúc lần 1 xong, cần tập trung giữ nước để lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung.

       + Khi ruộng lúa đẻ đảm bảo đủ số nhánh từ 8-12 dảnh trên khóm thì rút cạn nước hoặc đưa nước ngập sâu từ 7-10 cm trong thời gian từ 7 đến 10 ngày để hạn chế lúa đẻ nhánh lai rai.

       + Những ruộng lúa do bị on chua hoặc chăm sóc không kịp thời đến nay cây còn còi cọc cần khẩn trương bổ sung thêm phân chuồng hoai mục + 2-3kg đạm + 1-2kg kali kết hợp phun phân bón qua lá như Pisomix Y105+Y15 hoặc Polyfeed 5 chim én (liều lượng phun như hướng dẫn ở nhãn mác).

       -Đối với trà Xuân muộn  

       Tranh thủ lúc thời tiết tạnh ráo, nắng ấm cần chắm dặm đảm bảo mật độ đồng thời bón thúc lần 1 kịp thời để lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung và tạo được nhiều nhánh hữu hiệu.

       - Lượng bón cho 1 sào (500m2) như sau:

       + Đối với lúa lai: bón thúc lần 1 từ 5-7 kg đạm + 3-4 kg kali, hoặc bón bằng NPK chuyên dùng như (NPK 12.5.10, NPK 8.6.10, NPK 15.15.15...) từ 25-30 kg;

       + Đối với lúa thuần: bón từ 4-5 kg phân đạm + 2-3 kg kali, hoặc từ 20-25 kg phân NPK chuyên dùng, hoặc kết hợp bón bổ sung phân bón qua lá như Pysomix Y105+Y15 hoặc Polyfeed 5 chim én,...

         2. Công tác phòng trừ sâu, bệnh:

       Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu, bệnh chính gây hại sau:

      - Chuột hại: Gây hại cục bộ ở những diện tích ven làng, cồn bãi,... để diệt trừ chuột hại cần áp dụng các biện pháp sau đây:

005959da8f3bea5edf33ccd1bf69eef9.jpg

       + Phát động nhân dân hưởng ứng ra quân diệt chuột đồng loạt, tập trung với phương châm "nhà nhà diệt chuột, người người diệt chuột"; trong đó tập trung diệt chuột ở các gò, cồn, bờ ao, bãi hoang là nơi có nhiều chuột cư trú.

     + Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch gốc rạ, lúa chét, cỏ bờ ruộng, bờ mương, phát quang bờ bụi, không để hoang hóa, cỏ dại, hạn chế nơi cư trú và sinh sản của chuột.

+ Sử dụng các loại bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt, bẫy hom, bẫy dính,... đặt trên lối đi của chuột và nơi chuột gây hại; đào bắt, hun khói hoặc đổ nước vào hang chuột để chuột chạy ra dùng đơm, đó để bắt (Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng điện để diệt chuột; Đào bắt chuột không làm ảnh hưởng đến các công trình, bờ vùng, bờ thửa)

d2f8ef3a1bbd30cdCapture.jpg

     + Sử dụng các loại thuốc diệt chuột sinh học như: Hicate 0.08AB, Hicat 0,25%, Linh miêu 0.5WP, Gimlect 0.2GB, Antimice 0.006GB...

images.jpg

               - Bệnh nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ):

9bbf05d6c387118d1 (1).jpg

      + Nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh, trước tiên cần rút thay nước khử chua, bón bổ sung từ 15-25 kg vôi bột kết hợp sục bùn sau 2-3 ngày hoặc bón lân super với lượng từ 15-20 kg/sào kết hợp phun các chế phẩm phân bón qua lá có hàm lượng lân, kali cao như: Pisomic Y105 + Y15 hoặc polyfeed 5 chim én,...để kích thích ra rễ, ra lá mới và cứng cây. Sau khi khắc phục được bệnh, thấy cây lúa đã ra lá mới thì tiến hành chăm sóc bình thường (tuyệt đối không được bón đạm khi chưa có lá mới ra).

Ngoài ra còn có một số đối tượng có thể gây hại như: bọ trĩ, ròi đục nõn, đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ... đề nghị bà con cần thường xuyên kiểm tra phát hiện đúng đối tượng để diệt trừ hiệu quả.

      * Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc hóa học để phun phòng trừ sâu, bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

      Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cho cây lúa Chiêm xuân giai đoạn đẻ nhánh. Đề nghị các thôn thông báo, hướng dẫn để nhân dân chăm sóc, bảo vệ cây lúa vụ Chiêm xuân 2023-2024 đạt hiệu quả cao nhất, đề nghị bà con nhân dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời có những biện pháp chăm sóc tốt nhất cho cây lúa phát triển./.

                                                                                                   Hoàng Thi(Sưu tầm)