Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
165077

Phòng chống bệnh Dại ở đàn vật nuôi.

Ngày 20/03/2024 08:01:38

Thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn.

ỦY BAN NHÂN DÂN

ĐỒNG THẮNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:    94    / CV - UBND

Về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn xã

Đồng Thắng, ngày 17 tháng    3   năm 2024

 

            Kính gửi:

                               - MTTQ, các ngành đoàn thể;

                               - Trạm y tế xã;

                               - Các đồng chí thôn trưởng và bà con nhân dân. 

 

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, năm 2023 bệnh Dại đã làm 82 người chết trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022) nhiều nhất là các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên. Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/02/2024 cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh thành phố và làm 18ca tử vong trên người ở 14 tỉnh,thành phố (tăng 9 ca so với cùng kỳ năm2023); số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới 70.000 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những tháng cuối năm2023 đầu năm2024 xảy ra 4 ổ dịch Dại động vật làm chết 02 người và 86 người bị phơi nhiễm, hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại gây hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân.

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 07/03/2024 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện và Công văn số 185/UBND-NN ngày 12/01/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về việc tập trung tổ chức “Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó mèo trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2024. Để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả bệnh Dại;ngăn chặn sự xuất hiện bệnh Dại, không để lây nhiễm sang người, bảo vệ sức khỏe nhân dân; Chủ tịch UBND xã yêu cầu các thôn, các cơ quan, đơn vị, các ban ngành có liên quan tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Các thôn

- Thường xuyên tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi chó, số chó, mèo ở thôn; hướng dẫn chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định.

- Nghiêm cấm hành vi thả rông chó mèo ngoài đường, nơi công cộng, đề nghị người dân thực hiện nghiêm túc nhốt lồng, xích dữ chó mèo trong nhà. Trong trường hợp khi dắt chó, mèo ra đường, nơi công cộng yêu cầu phải có người dắt đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó, mèo.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các nội dung về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, đặc biệt là vận động người dân tự giác chấp hành công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo. Và các quy định của Luật thú y, cụ thể như sau:

- Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định tại “Điều 7, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

+ Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt đi khi đưa chó ra nơi công cộng.”

- Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định tỏng Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Tội giết người (Điều 123), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134), tội vô ý làm chết người (Điều 128)

- Xử lý hình sự: “Điều 128. Tội vô ý làm chết người

+ Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

+ Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thị bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Đài truyền thanh

- Tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả; đặc biệt là vận động người dân tự giác chấp hành công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn chó mèo; công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở tế để được tư vấn ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại.

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao thức cộng đồng trong việc giám sát phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và y tế các trường hợp chó mèo động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời.

3. Trạm y tế xã

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả.

- Tập huấn nâng cao về kỹ năng truyền thông, tư vấn trong phòng, chống bệnh Dại cho cán bộ trạm y tế, nhân viên y tế trên địa bàn.

-  Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên xây dựng kế hoạch chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

4. Cán bộ thú y:

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình nhằm phát hiện sớm bệnh dại trên đàn chó, mèo; xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh trên địa bàn theo quy định.

- Kịp thời báo cáo thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn.

5. Đề nghị MTTQ và các ngành đoàn thể tăng cường phối hợp vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện tối đa các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn.

Yêu cầu các ngành, các đơn vị, các thôn nghiêm túc thực hiện các nội dung trên./.

Nơi nhận:

- Như trên (t/h);

- Đài truyền thanh ;

- Lưu: VPUB.

 CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Ngọc Quang

 

 

  

Phòng chống bệnh Dại ở đàn vật nuôi.

Đăng lúc: 20/03/2024 08:01:38 (GMT+7)

Thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn.

ỦY BAN NHÂN DÂN

ĐỒNG THẮNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:    94    / CV - UBND

Về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn xã

Đồng Thắng, ngày 17 tháng    3   năm 2024

 

            Kính gửi:

                               - MTTQ, các ngành đoàn thể;

                               - Trạm y tế xã;

                               - Các đồng chí thôn trưởng và bà con nhân dân. 

 

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, năm 2023 bệnh Dại đã làm 82 người chết trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022) nhiều nhất là các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên. Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/02/2024 cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh thành phố và làm 18ca tử vong trên người ở 14 tỉnh,thành phố (tăng 9 ca so với cùng kỳ năm2023); số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới 70.000 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những tháng cuối năm2023 đầu năm2024 xảy ra 4 ổ dịch Dại động vật làm chết 02 người và 86 người bị phơi nhiễm, hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại gây hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân.

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 07/03/2024 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện và Công văn số 185/UBND-NN ngày 12/01/2024 của UBND huyện Triệu Sơn về việc tập trung tổ chức “Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó mèo trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2024. Để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả bệnh Dại;ngăn chặn sự xuất hiện bệnh Dại, không để lây nhiễm sang người, bảo vệ sức khỏe nhân dân; Chủ tịch UBND xã yêu cầu các thôn, các cơ quan, đơn vị, các ban ngành có liên quan tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Các thôn

- Thường xuyên tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi chó, số chó, mèo ở thôn; hướng dẫn chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định.

- Nghiêm cấm hành vi thả rông chó mèo ngoài đường, nơi công cộng, đề nghị người dân thực hiện nghiêm túc nhốt lồng, xích dữ chó mèo trong nhà. Trong trường hợp khi dắt chó, mèo ra đường, nơi công cộng yêu cầu phải có người dắt đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó, mèo.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các nội dung về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, đặc biệt là vận động người dân tự giác chấp hành công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo. Và các quy định của Luật thú y, cụ thể như sau:

- Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định tại “Điều 7, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

+ Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt đi khi đưa chó ra nơi công cộng.”

- Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định tỏng Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Tội giết người (Điều 123), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134), tội vô ý làm chết người (Điều 128)

- Xử lý hình sự: “Điều 128. Tội vô ý làm chết người

+ Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

+ Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thị bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Đài truyền thanh

- Tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả; đặc biệt là vận động người dân tự giác chấp hành công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn chó mèo; công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở tế để được tư vấn ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại.

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao thức cộng đồng trong việc giám sát phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và y tế các trường hợp chó mèo động vật nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời.

3. Trạm y tế xã

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả.

- Tập huấn nâng cao về kỹ năng truyền thông, tư vấn trong phòng, chống bệnh Dại cho cán bộ trạm y tế, nhân viên y tế trên địa bàn.

-  Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên xây dựng kế hoạch chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

4. Cán bộ thú y:

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình nhằm phát hiện sớm bệnh dại trên đàn chó, mèo; xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh trên địa bàn theo quy định.

- Kịp thời báo cáo thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn.

5. Đề nghị MTTQ và các ngành đoàn thể tăng cường phối hợp vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện tối đa các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn.

Yêu cầu các ngành, các đơn vị, các thôn nghiêm túc thực hiện các nội dung trên./.

Nơi nhận:

- Như trên (t/h);

- Đài truyền thanh ;

- Lưu: VPUB.

 CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Ngọc Quang